QUY LUẬT CỦA VIỆC TIẾP THU NGÔN NGỮ Ở TRẺ
Hãy thử tưởng tượng một em bé chỉ mới vào mẫu giáo, chưa từng học ngữ pháp, không hề học bảng phiên âm quốc tế, Cũng chưa từng học thuộc lòng từ vựng nào cả, vậy mà em vẫn có thể nói sõi tiếng Anh khi mới 3 -4 tuổi.
Trong khi đó, có hàng triêu người lớn bỏ cả chục năm học tiếng Anh vẫn cứ ấp úng khi gặp người nước ngoài. Vì sao lại có sự khác biệt này?
Câu trả lời nằm ở quy luật tiếp thu ngôn ngữ thuận tự nhiên.
Nghe Trước, nói Sau, để cho ngôn ngữ thấm đẫm vào trong tiềm thức của con – Học Ngôn Ngữ Không Cần Vội đâu chị em ạ.
Trẻ con học ngôn ngữ đơn giản lắm chị em ạ. Chúng chỉ đơn giản là nghe, nghe và nghe, bất kể có hiểu hay không, chúng nghe liên tục. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã tiếp xúc với âm thanh. Sau khi sinh ra, chúng tiếp tục nghe mọi thứ xung quanh mà không ai yêu cầu phải hiểu ngay cả. Chúng cứ nghe cả ngày và đêm. nghe cả khi chúng ngủ rồi.
Chẳng hạn, một em bé sáu tháng tuổi chưa thể nói chuyện, nhưng khi mẹ gọi "Bống ơi!" bé vẫn quay đầu lại. Bé không cần ai giảng giải rằng "Bống" là tên của mình, hay "ơi" nghĩa là gì, nhưng nghe nhiều lần, bé tự khắc hiểu.
Vậy nên, Chị em muốn con giỏi tiếng Anh, hãy để con tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Không cần ép con phải hiểu ngay, cứ để tiếng Anh thấm vào con như một phần tự nhiên của cuộc sống.
Cứ để cho con hiểu từ vựng một cách tự nhiên – Không Cần Dịch Từng Chữ đâu chị em à.
Trẻ con không cần dịch để để hiểu nghĩa từng tư đâu. Chúng quan sát hành động, biểu cảm, giọng điệu để đoán nghĩa.
Chẳng hạn, một em bé thấy mẹ cầm bình sữa và hỏi: "Con có muốn uống sữa không?" Dù chưa biết từ "sữa" nghĩa là gì, nhưng nhìn bình sữa là bé hiểu ngay cái chất lỏng màu trắng đó là sữa. Tương tự, khi xem hoạt hình, bé thấy Peppa Pig nhảy lên nhảy xuống và nói "Let's jump!", bé cũng nhảy theo mà chẳng cần ai dạy từ "jump" nghĩa là gì cả.
Đây là cách mà trẻ em học ngôn ngữ một cách tự nhiên đó chị em. Bất kể ngôn ngữ nào, bé cũng học như vậy cả.
Sau khi con nghe đủ nhiều, con sẽ bắt đầu bập bẹ những từ đầu tiên. Ban đầu có thể chưa rõ ràng, nhưng càng nói càng chuẩn.
ví dụ, Một em bé một tuổi, nghe mẹ gọi "Ba ơi!" suốt ngày, đến một hôm bỗng hét to "Ba ơi!" khiến cả nhà ai cũng bất ngờ. Không ai dạy bé cách ghép từ, không ai dạy bé ngữ pháp ơ đây. Nhưng bé vẫn nói đúng, chỉ đơn giản là con bắt chước mà thôi, đúng không chị em?
Việc học tiếng Anh cũng vậy. Nếu con nghe đủ nhiều, con sẽ tự nói. Đừng sợ con nói sai, sai rồi sẽ tự sửa. Điều quan trọng là để con dạn dĩ, thoải mái nói mà không bị áp lực đúng hay sai là được.
Trẻ em không học đọc ngay khi mới sinh ra vậy tại sao chúng ta lại bắt con học đọc tiếng Anh ngay khi con mới tiếp xúc với tiếng Anh đúng không chị em?
Chúng chỉ học đọc khi đã nghe và nói thành thạo.
Hãy thử nhớ lại khi chị em vào lớp 1. Trước khi học đọc, chúng đã nói sõi, biết giao tiếp ngon lành rồi đúng không? Nếu ngay từ đầu chúng chưa từng nghe, chưa từng nói mà bị bắt đọc ngay, liệu chị em có đọc được không?
Việc học tiếng Anh cũng vậy. Nếu con chưa quen với âm thanh và cách nói của ngôn ngữ này, ép con đọc sớm chỉ làm con thêm áp lực mà thôi.
Sau khi con nghe, nói, đọc thành thạo, trẻ mới bắt đầu tập viết. Ban đầu, chúng viết chính tả, rồi dần dần mới học cách viết câu, đặt câu, rồi phát triển thành đoạn văn.
Học ngôn ngữ cũng giống như xây một ngôi nhà. Nghe và nói chính là nền móng, đọc là phần khung, còn viết là bước cuối cùng khi tất cả đã vững vàng. Nếu chúng ta bắt con học đảo ngược thứ tự này, việc học sẽ không hiệu quả.
Hãy nhớ lại cách chúng ta học tiếng Anh hồi nhỏ.
Thầy giáo bước vào lớp, băt học sinh mở sách vở ra và bắt đầu học viết từ vựng, học phiên âm, đọc hội thoại, học ngữ pháp, làm bài tập và cuối cùng là khi đi làm chúng ta không thể mở miệng nói 1 câu nào cả, chúng ta không thể nghe và nói được luôn. thua luôn cả 1 em bé 3 tuổi.
Vì sao chúng ta thất bại thảm hại như vậy?
Vì hầu hết chúng ta đều học theo cách hoàn toàn ngược lại. Chúng ta bắt đầu bằng sách vở, ghi chép từng từ, học ngữ pháp trước rồi mới tập nói đúng không nào? . Kết quả là dù biết nhiều, nhưng khi gặp người nước ngoài vẫn lúng túng không nói được.
Thử tưởng tượng một người học bơi nhưng chỉ ngồi trên bờ học lý thuyết. Thì dù biết hết kỹ thuật, đọc đủ tài liệu, nhưng không xuống nước thì mãi mãi không bơi được. Học tiếng Anh cũng vậy, nếu không được nghe và nói thường xuyên, việc học viết và học ngữ pháp sẽ trở nên vô nghĩa.
Thùy nói đến đây, Chị em đã biết từ trước đến nay mình đã học sai như thế nào rồi đúng không?
Chị em có muốn con mình cũng học sai tiếp như vậy nữa không?
Chị em có muốn giúp con học tiếng Anh một cách dễ dàng như những em bé nước Anh học tiếng Anh không?
Tin vui là bất kỳ ai cũng có thể giúp con học tiếng Anh theo cách tự nhiên này, mà không cần ép con học thuộc lòng hay viết từ mới mỗi ngày.
Thùy đã sáng tạo ra phương pháp học ngoại ngữ thuận tự nhiên giúp các con học tiếng Anh một cách siêu dễ ngay tại nhà bằng cách áp dụng những nguyên tắc sau:
Tạo môi trường tiếng Anh hàng ngày: Ví dụ như Thùy cho con nghe nhạc, xem phim, đọc truyện tiếng Anh hằng ngày.
Đồng thời Thùy khuyến khích con bắt chước và nói theo: Sai cũng không sao, cứ nói rồi dần dần con sẽ nói đúng.
Khi con nghe tiếng Anh đủ nhiều, con sẽ tự nói. Khi con đã biết đánh vần và đọc, việc viết là chuyện nhỏ mà thôi.
THùy cũng không dạy ngữ pháp trước mà để con tự hấp thụ ngữ pháp 1 cách tự nhiên thông qua việc con nghe nhạc, xem phim, đọc truyện hằng ngày thôi chị em à.
Đã Đến Lúc Thay Đổi Cách Học Tiếng Anh Cho Con rồi chị em ạ!
Nếu mà trước đây, chúng ta từng khổ sở với cách học truyền thống, thì hôm nay, hãy để con học theo quy luật tự nhiên – nhẹ nhàng, vui vẻ và hiệu quả hơn nhiều.
Hãy xem tiếp những video tiếp theo để biết Thùy đã làm như thế nào để giúp các con giỏi tiếng Anh tại nhà nha.