TẠI SAO CÓ NHỮNG NGƯỜI HỌC CẢ TRĂM NGOẠI NGỮ TRONG KHI CON MÌNH HỌC MỖI TIẾNG ANH CŨNG KHÔNG XONG?
Hôm trước, Thùy đọc được một câu hỏi rất thú vị, thế này:
"Cô ơi, tại sao trên đời có những người học cả trăm ngoại ngữ vẫn giỏi, trong khi con mình học mỗi tiếng Anh cũng không xong vậy cô?
Thì Thùy trả lời chị ấy rằng: Đừng nói con. mình ngày xưa cũng học có xong đâu mà đòi con học. Mình mà so sánh như vậy, con nó lại hỏi mình " mẹ ơi, sao trên đời có người họ kiếm tiền mỗi tháng mấy tỷ bạc sao mẹ có lúc nào cũng bảo không có tiền?"
Vậy là chị ấy cươi ha ha.
Mà thật ra, chị em biết không? ngày trước Thùy cũng y như vậy. Học tiếng Anh bao nhiêu năm, nào là chia động từ, nào là thì quá khứ hoàn thành, nhưng đi xin việc gặp phỏng vấn tiếng Anh là run bần bật. Lúc đó mới cay đắng nhận ra: Mình học tiếng Anh nhưng chưa bao giờ thật sự SỬ DỤNG được tiếng Anh hết á.
Và đến khi có con, Thùy tự nhủ: Không thể nào để con cũng rơi vào cảnh giống mình được!
Thực tế, trên thế giới có những người nói được 10, 20, thậm chí cả trăm ngôn ngữ. Nhưng có phải họ là thiên tài không? Không hề đâu nha!
Chị em mà thấy báo viêt này viết nọ thì chị em trầm trồ vậy thôi, chứ khi nói chuyện với họ rồi, Chị em thấy họ cũng rất bình thường như chị em thôi. Nói chung là họ biết hằng trăm ngôn ngữ, nhưng những cái chị em biết họ lại không biết, những thứ chị em giỏi họ lại không giỏi cho nên họ cũng ngưỡng mộ chị em một cái gì đó. Đối với họ việc họ biết hàng trăm ngôn ngữ cũng giống như chị em biết nấu hàng trăm món ăn. Nếu chị em đã học 1 khóa nấu ăn rồi, chị em biết công thức nấu ăn rồi. Chị em biết bản chất của việc làm chín thực phẩm và giá trị dinh dưỡng của từng nhóm thực phẩm và cách chế biến chúng rồi, Việc chị em có thể nấu hàng trăm món ăn là việc rất dễ dàng. Thùy đã từng học nấu ăn bài bản rồi nên chỉ cần ăn 1 món ăn ở bất kỳ nhà hàng nào Thùy đều có thể nấu lại món đó rất đơn giản.
Thì với những người học hàng trăm ngoại ngữ cũng như vậy, họ chỉ cần biết bản chất của việc tiếp thu ngôn ngữ và bỏ thời gian để sử dụng chúng đủ nhiều. Họ sẽ giỏi ngôn ngữ đó mà thôi chị em à.
Điểm chung của họ là gì?
Họ nghe và sử dụng ngôn ngữ ngay từ đầu. Họ dùng đến đâu học ngay đến đó. Họ không bắt đầu bằng việc học ngữ pháp một cách khô khan. Thay vào đó, họ đắm mình vào ngôn ngữ: Nghe nhạc, xem phim, trò chuyện, bắt chước giọng điệu một cách tự nhiên như một đứa trẻ đang học nói.
Điển hình như Bác Hồ chúng ta. Bác sang Pháp thì Bác học tiếng Pháp. Bác sang Nga thì bác học tiếng Nga, Bác sang Trung Quốc thì Bác học tiếng Trung Quốc, học là dùng để nói hằng ngày, viết thư, viết báo luôn. chứ Bác Có học xong tiếng PHáp rồi mới đi Pháp đâu. Bác có học xong tiếng Nga rồi mới đi Nga đâu.
Bất cứ anh chị muốn học tiếng gì. Anh chị cứ đến nước đó sống, anh chị sẽ học rất nhanh. Bởi ngôn ngữ là cần môi trường vận dụng cho thành thạo là được.
Và nhìn lại con mình… có ai dạy con tiếng Việt bằng cách cho làm bài tập ngữ pháp không? Không! Chúng ta nói chuyện với con mỗi ngày, kể chuyện, hát ru, để con nghe thật nhiều trước khi con bập bẹ những tiếng đầu tiên rồi từ từ con sẽ nói, lúc đầu nói ngọng, nói sai sau đó dần dần nói đúng. vậy thôi chị em.
Vậy mà khi dạy tiếng Anh, chúng ta lại làm ngược lại.
Chị em để ý nhé, phương pháp học tiếng Anh ở trường thường thế này:
-
Học từ vựng bằng cách chép 1 từ 10 lần.
-
Học ngữ pháp bằng cách làm bài tập chia động từ.
-
Học giao tiếp bằng cách đọc thuộc lòng đoạn hội thoại trong sách.
Nhưng đến khi gặp người nước ngoài thì… không nói nổi một câu!
Lý do rất đơn giản là Con chưa được NGHE đủ nhiều, chưa có cơ hội SỬ DỤNG tiếng Anh trong cuộc sống hằng ngày.
Trong khi đó, những người học nhiều ngoại ngữ thành công lại tiếp cận theo một cách hoàn toàn khác:
-
Nghe thật nhiều trước khi nói – giống như em bé học nói.
-
Tạo môi trường tự nhiên – để tiếng Anh xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày một cách nhẹ nhàng, không áp lực.
-
Học bằng cách sử dụng, cứ sử dụng thường xuyên, sai đâu sửa đó.
Và Thùy nhận ra, nếu muốn con giỏi tiếng Anh, mình cũng phải thay đổi cách tiếp cận!
Thùy đã áp dụng ba nguyên tắc đơn giản này cho con khi học tiếng Anh:
-
Tạo môi trường tiếng Anh ngay tại nhà
-
-
Nghe nhạc, xem phim, nghe truyện bằng tiếng Anh mỗi ngày.
-
Không cần hiểu hết, chỉ cần để tai con làm quen với âm thanh là được.
-
2. Học qua tương tác thực tế
-
Gọi tên đồ vật trong nhà bằng tiếng Anh.
-
Hỏi đáp đơn giản, biến tiếng Anh thành một phần tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Nghe trước – Nói sau
-
Không ép con phải nói ngay.
-
Khi con đã nghe đủ, con sẽ tự nhiên bật ra những câu nói tiếng Anh mà không cần học vẹt.
Và rồi điều kỳ diệu đã xảy ra: Con bắt đầu hát theo những bài hát, nói những câu đơn giản một cách tự nhiên, mà không còn sợ hãi tiếng Anh như Thùy ngày xưa nữa.
Chị em thấy không, vấn đề không nằm ở việc con có thông minh hay không, mà là ở cách tiếp cận. Nếu chị em muốn con học tiếng Anh dễ dàng và tự nhiên, hãy thay đổi cách học ngay từ bây giờ:
-
Đừng bắt con làm bài tập ngữ pháp quá sớm.
-
Hãy để con nghe, chơi, và sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên.
Và nếu chị em cần một lộ trình cụ thể, dễ áp dụng, Thùy sẵn sàng đồng hành cùng chị em. Vì chúng ta đều mong muốn điều tốt nhất cho con mình, đúng không nào?